![]() Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước
ẢNH: NGỌC THẮNG
|
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục nghi lễ, cúi dưới cờ Tổ quốc, đặt tay lên Hiến pháp, tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước QH, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN VN, xin tuyên thệ: tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN VN, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
|
![]() |
Sẽ có nhiều thuận lợi
Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước sẽ có nhiều thuận lợi. Trước hết, hiện Tổng bí thư đang là Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, ở cương vị là Chủ tịch nước, là người lãnh đạo toàn diện các lực lượng vũ trang, cải cách tư pháp, những chức vụ rường cột của nhà nước thì Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ kết hợp, sử dụng quyền hạn, trách nhiệm một cách đầy đủ và hiệu quả hơn. Thứ nữa, chúng ta đang thực hiện lồng ghép chức danh lãnh đạo cấp ủy với chính quyền thì đây là bước chuyển ban đầu ở cấp cao nhất, cho thấy xu thế chung trong cải cách bộ máy hành chính, lồng ghép các chức năng nhiệm vụ, giảm bớt gánh nặng về ngân sách. Đó là xu thế tất yếu. Còn việc có ý kiến lo ngại một người giữ chức vụ cao, tập trung như vậy có bị lạm quyền không, tôi cho rằng, đây là do con người chứ không phải do cơ chế. Người đứng đầu Đảng đồng thời là người đứng đầu nhà nước mà liêm khiết, trí tuệ, biết tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân, huy động được sức mạnh của nhân dân, đặc biệt phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài thì quyền hạn, trách nhiệm lồng ghép đó sẽ được phát huy tối đa. Chỉ khi nào người đó lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để vun vén cho lợi ích cá nhân, cho dòng họ, con cái thì mới là cái nguy của đất nước. Nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không phải là người như vậy.
Ông Lê Thanh Vân (ĐBQH Cà Mau)
Thuận lợi cho quốc gia trong quá trình mở rộng quan hệ ngoại giao
Việc Tổng bí thư được QH bầu làm Chủ tịch nước là việc rất tốt, định hướng được vai trò lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Chủ tịch nước. Bên cạnh đó, trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, vai trò của Chủ tịch nước và Tổng bí thư sẽ thống nhất sẽ tạo điều kiện cho quốc gia trong quá trình mở rộng quan hệ ngoại giao. Thêm nữa, sự lãnh đạo của Đảng đồng thời là chỉ đạo của Chủ tịch nước thì rất thuận lợi trong quá trình thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, có sự thống nhất, nhất quán giữa hai chức danh.
Ông Nguyễn Ngọc Phương (ĐBQH Quảng Bình)
|
(Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-dac-cu-chu-tich-nuoc-1016392.html)